Những bộ phim truyền hình lãng mạn, những bức ảnh về cuộc sống xa hoa ở nước ngoài, đã phần nào tô vẽ lên cuộc sống du học đẹp như mơ. Ít ai biết rằng, mỗi học sinh đi con đường này đều gặp phải những khó khăn ban đầu mà có lẽ, chỉ được đồng cảm giữa du học sinh với nhau.
Sống tự lập. Du học là bạn phải tự chăm lo cho bản thân, bao gồm bữa ăn, tự tính toán chi tiêu, cân đối đi học và đi làm, v.v. Sẽ có những buổi quá bận mà không kịp nấu cơm, luôn phải cậy nhờ gói mì tôm để chống đói.
Rào cản ngôn ngữ và khác biệt văn hóa. Năm học đầu tiên, có lẽ bạn sẽ bị choáng ngợp bởi 24/7 phải dùng tiếng Anh số lượng sách Tiếng Anh phải đọc, hàng tá bài tập cần làm. Thậm chí, bạn phải dành rất nhiều giờ đồng hồ để tra từ và tìm tòi về vấn đề nhưng không thể hiểu được bao nhiêu.
Chênh lệch múi giờ. Khó khăn này tưởng chỉ trong 1 khoảng thời gian đầu. Nhưng nếu bạn vẫn cố sinh hoạt như giờ Việt Nam để chat chit, nói chuyện với người nhà hay bạn bè nhiều thì bạn có thể bị ngủ gật trên lớp, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình học tập.
Phương tiện di chuyển. Người nước ngoài chủ yếu đi lại bằng phương tiện công cộng, chỉ một cơ số ít là sử dụng xe cá nhân. Bạn nên chuẩn bị sẵn tinh thần bởi 1-2 tuần đầu, đôi chân bạn sẽ đau nhức vì phải đi bộ gấp vài lần thời gian bạn ở Việt Nam.
Đó là chưa kể đến nỗi nhớ gia đình, nhớ mỗi buổi tụ tập của hội bạn thân ào đến mỗi khi vấp phải khó khăn, khi bị ốm. Những lúc đó, vòng tròn câu hỏi lại lặp lại: đi học – về nhà – làm thêm – đi học.
Liệt kê một danh sách bất lợi đã muốn rút lui ý định du học. Ấy vậy mà, hàng ngàn học sinh vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình, bởi:
Du học là đầu tư. Du học được xem như là đầu tư cho tương lai sau này, khi bằng cấp quốc tế giúp bạn dễ dàng xin việc hơn so với bằng cấp trong nước. Bên cạnh doanh nghiệp nội địa, bạn cũng có lợi thế trong quá trình tuyển dụng ở một công ty nước ngoài. Loại hình doanh nghiệp này đặc biệt chú trọng tìm kiếm các cá nhân độc lập, tự chủ, không ngại thử thách – phẩm chất bạn có thể tôi luyện được sau quá trình du học.
Cân đo đong đếm, ta thấy lợi ích của du học vượt trội so với bất lợi. Vậy thì, câu hỏi tiếp theo là “Làm thế nào để đi du học?”. Có quá nhiều thông tin không chính xác và gây nhiễu trên mạng internet, khiến bạn không thể xác định con đường đúng cho mình. Thay vì mò mẫm, hãy tìm và gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với các học sinh đang theo học tại trường. Họ là những người hiểu và nắm rõ nhất về chương trình học, các thủ tục cần làm. Các cựu du học sinh thì có vô vàn trải nghiệm hay ho về cuộc sống nơi xứ người. Thông qua kinh nghiệm của họ, bạn sẽ tích lũy kha khá “bí kíp” để “tận hưởng” tháng ngày du học.
Du học là được ngắm nhìn thế giới. Những vùng đất xa xôi luôn đầy ắp những điều mới, con người mới. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để đi thăm thú các điểm bên ngoài thành phố, đất nước nơi bạn du học. Ví dụ, nếu học ở Paris bạn có thể đến các thành phố của Châu Âu như London, Barcelona hay Rome. Cơ hội du lịch nước ngoài sẽ có khi bạn vững chân trên con đường nghề nghiệp, nhưng những trải nghiệm mới mẻ trong độ tuổi 18 – 20 sẽ đem lại cảm giác hoàn toàn khác, thậm chí có thể thay đổi thế giới quan của bạn theo cách tích cực.
Du học là phát triển cá nhân. Bạn có thể thấy, học ở nước ngoài sẽ mở ra nhiều khía cạnh khác mà chính bạn còn không hay biết. Bên cạnh các kỹ năng, kinh nghiệm sống, trường học quốc tế còn là một môi trường rất tốt bởi hệ thống giáo dục cung cấp nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên khám phá sở thích riêng. Bạn sẽ phát hiện, hóa ra mình có thể chơi rất tốt môn khúc côn cầu, hoặc chơi golf, học môn thể thao dưới nước – các bộ môn không có điều kiện tiếp xúc tại Việt Nam.